Nấu ăn trong nhà bếp có những nguy hiểm này rình rập mà nhiều người không biết
Lazco
Thứ Năm,
23/03/2023
Nội dung bài viết Lỗi giao diện: file 'snippets/icon-arrow.bwt' không được tìm thấy
Nhà bếp là nơi nấu ăn, cũng là nơi dễ xảy ra tai nạn
Nhà bếp là nơi nấu ăn, cũng là nơi dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc làm nhanh và nhiều từ chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng, bày mâm, dọn bếp… đều phải dùng các thiết bị điện chuyên dụng dễ gây nguy hiểm như dao kéo, đặc biệt là các loại máy móc điện.
Vì vậy cần đảm bảo an toàn khi nấu ăn để tránh các tai nạn nguy hiểm như: đứt tay, chập điện, cháy nổ bình gas, trượt ngã… đặc biệt là bỏng nước sôi, bỏng điện, điện giật, chập nổ điện... do các thiết bị điện nhà bếp như nồi cơm điện, phích nước, ấm điện, lò nướng điện, máy đánh trứng, máy xay thịt… gây ra.
Nguyên nhân tai nạn điện do khi sử dụng, nấu ăn không đặt đúng vị trí, sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận, bếp điện, bếp từ, lò điện, nồi điện, ấm điện… dùng không đúng cách, thậm chí quá cũ kỹ, không an toàn cho người dùng...
Do đó cần phải chú ý sử dụng đồ điện cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách, đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.
Mặt khác, hệ thống điện nhà bếp rất quan trọng, cần bố trí đủ ánh sáng, đặt vị trí đồ đạc phù hợp để người làm bếp dễ thao tác, tính toán ổ cắm thiết bị điện hợp lý, tránh phải dùng những ổ cắm di động vì thành những dây điện loằng ngoằng rất dễ vấp ngã gây tai nạn.
Cần tính cả những ổ cắm điện dự phòng để dùng cho đồ gia dụng nhà bếp khác sau này (như ổ cắm hoặc công tắc cho máy hút khói, hút mùi, lò vi sóng, tủ lạnh, lò nướng, bếp điện từ, nồi cơm điện, ấm siêu tốc, máy rửa bát, máy nước nóng... Ổ cắm trong bếp nên lắp cách sàn khoảng 130cm.
Ngoài ra cần chú ý:
- Bàn ăn nên dùng đèn thả công tắc giật có thể điều chỉnh độ chiếu sáng, không những không chói mắt người ngồi mà còn tập trung làm nổi bật vẻ hấp dẫn của thức ăn.
- Dùng các thiết bị điện cầm tay không nên với, kéo. Bê những đồ dùng nấu sôi (ấm nước, đồ lấy trong lò nướng, lò vi sóng ra... cần dùng găng tay để không bị nóng,
- Khi nấu những thức ăn có vỏ, hoặc màng mỏng (trứng, khoai lang, xúc xích, đồ đựng trong hộp...) chú ý phải chọc lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh hiện tượng phát nổ do khi cho vào lò nhiệt độ tăng lên, thể tích thực phẩm cũng tăng lên.
- Với bếp điện cần tránh để bếp làm việc quá công suất, thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện, ổ cắm…
- Nồi cơm điện: sau khi nấu xong phải rút phích cắm.
- Ấm điện dùng xong phải lau bằng khăn mềm cho khô.
- Lò nướng điện, vi sóng dùng các dụng cụ đựng thực phẩm chuyên dụng, không nên dùng các đĩa chất dẻo vì chịu nhiệt kém, dễ bị biến dạng...
- Máy đánh trứng khi dùng không nên tăng tốc đột ngột vì sẽ ảnh hưởng đến độ phồng của trứng, còn khi đã tăng rồi thì không được giảm tốc độ ngay.
- Máy xay thực phẩm không nên để điện quá lớn.
- Các thiết bị điện không nên rửa bằng nước để tránh làm hỏng thiết bị , sử dụng đúng nguồn điện (điện 220V ,110V tùy máy…).
Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nhà bếp sẽ biết cách giữ an toàn khi nấu nướng, làm việc bếp núc và sử dụng cẩn thận, chính xác từng loại thiết bị trong nhà bếp.
Đồng thời có kiến thức để ứng dụng phong thủy vào nhà bếp, vì nhà bếp là nơi cả nhà sum họp, cùng là nơi tụ sinh khí, tài lộc... của cả nhà. Vấn đề này độc giả đón đọc bài sau GiadinhNet sẽ nói rõ.